Các tiết mục nghe ca Huế trên thuyền rồng sông Huơng Huế được dàn dựng công phu, chọn lọc và luôn mới mẻ nhưng giữ được tính chất truyền thống.
Theo kinh nghiệm của những bạn hay đi du lịch Huế, hãy khám phá một lần tour nghe ca Huế trên sông Hương. Bạn vừa thưởng thức các tiết mục ca Huế dân dã, vừa ngắm cảnh sông Hương núi Ngự. Chỉ 45 phút, bạn đã được dạo thuyền trên sông Hương, xuất phát từ bến thuyền du lịch Tòa Khâm – gần chân cầu Trường Tiền.
Ca Huế khởi nguồn từ đâu
Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng.
Một số điệu ca Huế
Một số điệu ca Huế như “Phẩm tuyết”, “Long ngâm”, “Ngũ đối”… thưc chất là những tiết mục nhạc lễ được đặt lời ca, mang âm hưởng điệu thức Bắc rõ rệt. Một số điệu như “Nam bình”, “Nam ai”, “Tứ đại cảnh” thì lại gần với một số câu hò, lý về âm điệu và điệu thức, có dấu vết ảnh hưởng của âm nhạc Chăm.
Lời ca Huế
Lời ca Huế, nói chung, không xây dựng trên cơ sở thơ 6-8 hoặc vè, mà lại gần như một thứ lời tự do (trong các bài ca gốc nhạc lễ). Chứng tỏ phương pháp vận dụng ở đây là lối phổ lời (*), hoặc giống lối sắp đặt của “từ khúc” (*) như các điệu “Nam ai, Nam bình, Tứ đại cảnh”.
- Lối phổ thơ : trên một điệu nhạc có trước
- Lối sắp đặt của “Từ khúc” : một lối thơ tự do theo truyền thống cổ với mục đích để phổ nhạc lên thành bài hát
Số lượng nghệ sỹ và nhạc công biểu diễn?
Số lượng người trình diễn cho một buổi Ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hoà đàn và hát các bài bản trong các nhạc mục của Ca Huế.
Nhạc cụ sử dụng biểu diễn trong ca Huế
Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam. Tuỳ theo từng trường hợp có thể không có cây đàn tam và bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của dàn ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng dàn “tứ tuyệt” bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tỳ và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tỳ, nhị, nguyệt, tranh, bầu.
Các tiết mục biểu diễn ca Huế
Chương trình biểu diễn ca Huế trên thuyền rồng sông Hương vào mỗi tối sẽ do các nghệ sĩ và nhạc công chuyên nghiệp với các tiết mục như sau:
- Lưu Thủy Kim Tiền
- Xuân Phong Long Hổ
- Nón bài thơ xứ Huế
- Lý Mười Thương (Lý Tình Tang)
- Lý Chiều Chiều
- Lý Ngựa Ô
- Chầu văn Huế
- Hò giã gạo
Ngoài ra, trong chương trình ca Huế còn biểu diễn thêm các bài tân nhạc về Huế cũng như các bài hát nổi tiếng của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc… theo phong cách của ca Huế (tùy theo quốc tịch của mỗi đoàn khách)
- Mưa trên phố Huế
- Huế tình yêu của tôi
- Mắt Huế xưa
- Bến Thượng Hải (上海滩-刘德华)
- Ánh trăng nói hộ lòng tôi (月亮代表我的心)
- Tổ khúc dân ca Huế: Nón Quê Em