Bến thuyền Tòa Khâm Huế là một trong bến thuyền du lịch nổi tiếng ở Huế. Bến thuyền được xây dựng nhằm phục vụ cho việc đón và trả khách tham gia vào tour nghe ca Huế về đêm, cũng như các dịch vụ thuê thuyền rồng tại Huế.
Vị trí bến Tòa Khâm Huế
Bến thuyền du lịch Tòa Khâm Huế nằm phía Nam của dòng sông Hương thơ mộng, với vị trí trung tâm của thành phố Huế. Tọa lạc 49 Lê Lợi – TP Huế, giáp với khách sạn Hương Giang, nhà hàng nổi sông Hương và cầu Trường Tiền. Đối diện bên bờ sông phía Bắc là chợ Đông Ba…Đây chính là điều kiện thuận lợi để du thuyền trên sông Hương
Bến thuyền Tòa Khâm được xây dựng khang trang, có bãi đỗ xe du lịch lớn, bên cạnh là công viên Trường Đại Học Sư Phạm.
Tên gọi bến thuyền Tòa Khâm
Bến thuyền Tòa Khâm có nhiều tên gọi khác nhau. Trước kia, được gọi là Đò Hàng Me nối chợ Đông Ba với xóm Hàng Me. Gọi như thế vì ngày trước ở đây trồng toàn cây me, nhất là trên con đường Phạm Ngũ Lão ngày nay.
Sau đó, Bến đò còn được gọi là bến đò Tòa Khâm vì nó ở gần Tòa Khâm sứ Pháp (trường Đại học Sư phạm ngày nay) và cũng gọi là bến đò sân vận động, vì ở trên đường lên sân vận động Huế.
Ngày nay, trên sông Hương rất ít đò qua lại mà chủ yếu là thuyền du lịch nên bến đò Tòa Khâm đổi thành bến thuyền Tòa Khâm trở thành một điểm du lịch phục vụ thưởng thức nghe ca Huế trên sông Hương và dịch vụ thuyền rồng Huế. Quý khách có thể đặt vé ca Huế và thuyền rồng trên sông Hương qua điện thoại 0914.73.1914.
Vì sao lại có tên là Bến thuyền Tòa Khâm
Nhắc đến bến thuyền Tòa Khâm thì có liên quan đến Tòa Khâm sứ Trung Kỳ, nằm đối diện bến thuyền Tòa Khâm ngày nay, trường Đại Học Sư Phạm Huế.
Toà Khâm sứ Trung kỳ (xây dựng hoàn thành vào 07/1878) là thủ phủ của chế độ thực dân tại Trung kỳ, chi phối toàn bộ hoạt động của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Tại đây, 04/1908 đã diễn ra cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế. Cuộc biểu tình kéo dài từ ngày 09/04 đến 13/04 năm 1908, mà cao trào là 11/04/1908, khi nông dân 6 huyện trong tỉnh kéo về bao vây Toà Khâm sứ Trung kỳ đưa đơn đòi yêu sách. Phong trào chống thuế có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với mọi tầng lớp nhân dân Huế thời bấy giờ. Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã cùng bạn bè tham gia vào đoàn biểu tình với tư cách là người phiên dịch.
Tòa Khâm sứ Trung kỳ đã đổ nát hoàn toàn vào năm 1945 như chính chế độ thực dân phong kiến. Để ghi nhớ sự kiện Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế xây dựng biểu tượng hoành tráng, đánh dấu sự kiện quan trọng đã diễn ra trong lịch sử. Di tích Địa điểm Tòa Khâm sứ Trung kỳ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là Di tích Lịch sử cấp Tỉnh vào ngày 28/9/2007.